Bún gạo lứt đang trở thành lựa chọn số một của những tín đồ yêu thích chế độ ăn kiêng lành mạnh và để giữ dáng, đảm bảo sức khoẻ. Nhưng liệu bạn đã biết rõ bún gạo lứt có tác dụng gì? Bài viết dưới đây của Vườn Dinh Dưỡng sẽ giúp bạn khám phá lợi ích vàng của bún gạo lứt, cũng như gợi ý bí quyết kết hợp và chế biến để biến loại thức ăn đầy dưỡng chất này trở thành “người bạn đồng hành” trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Cùng tìm hiểu ngay thôi!
Bún gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Contents
Thành phần dinh dưỡng có trong bún gạo lứt
Giống với các loại bún gạo khác, thành phần có trong bún gạo lứt bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và các loại vitamin thiết yếu cung cấp cho cơ thể năng lượng để hoạt động trong cả ngày dài.
Trong quá trình chế biến, do giữ nguyên lớp cám nên bún gạo lứt giữ lại rất nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là các vitamin nhóm B gồm vitamin B1, B2, B3, B6, các axit như pantothenic (vitamin B 5), acid folic, para aminobenzoic (PABA) và các nguyên tố vi lượng khác gồm đồng, canxi, magie, glutathione, selen, kali và natri.
Theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g bún gạo lứt cung cấp khoảng 111,0 calo so với gạo trắng thông thường khoảng 120 calo. Tuy nhiên khi gạo lứt được chế biến trở thành bún gạo lứt thì bún gạo lứt sẽ cung cấp khoảng 300 – 320 calo. Tuy nhiên chỉ số calo của bún gạo lứt có thể thay đổi tùy vào từng loại gạo lứt khác nhau.
Cũng theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng cho thấy so với bún gạo lứt đỏ thì bún gạo lứt đem sẽ có hàm lượng calo ít hơn. Và tác dụng của bún gạo lứt là gì thù chúng mình sẽ tiếp tục giải đáp trong phần sau
Bún gạo lứt có tác dụng gì?
Để giải đáp thắc mắc bún gạo lứt có tác dụng gì Vườn Dinh Dưỡng sẽ mạch bạn những tác dụng tuyệt vời của bún gạo lứt đối với sức khỏe bạn nhé!
Hỗ trợ trong quá trình giảm cân
Mặc dù bún gạo lứt rất giàu chất dinh dưỡng, vẫn có chứa thành phần tinh bột những vẫn hỗ trợ rất nhiều trong quá trình giảm cân và kiểm soát cân nặng.
Do gạo lứt còn lớp cám bao bên ngoài nên vẫn giữ nguyên hàm lượng chất xơ cao, làm cho quá trình phân huỷ gạo lứt trong dạ dày trở nên lâu hơn so với gạo trắng, qua đó tăng cảm giác no nhanh và no lâu hơn cũng như giảm cảm giác thèm ăn.
Một nghiên cứu trên một nhóm phụ nữ thừa cân mỗi ngày ăn một lượng gạo lứt tương đương 6 tuần đã giảm mỡ cơ thể và vòng eo rất rõ rệt so với nhóm phụ nữ ăn gạo trắng với cùng một lượng ăn gạo lứt.
Ngoài ra, trong quá trình giảm cân, bún gạo lứt cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, không để tình trạng thiếu hụt về chất dinh dưỡng trong cơ thể xảy ra.
Hỗ trợ sức khoẻ hệ tim mạch
Bún gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao cùng các chất có lợi cho tim mạch khác như magie, lignans. .. có liên quan đến việc làm giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó góp phần giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Thích hợp cho người bị tiểu đường
So với làm từ loại gạo trắng, bún gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn. Khi dùng bún gạo lứt, lượng tinh bột sẽ được chuyển hóa dần dần thành đường một cách nhanh chóng, giúp điều hòa glucose máu.
Giải đáp những thắc mắc liên quan đến bún gạo lứt giảm cân
Bên cạnh câu hỏi bún gạo lứt có tác dụng gì, Vườn Dinh Dưỡng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc những câu hỏi liên quan đến bún gạo lứt giảm cân.
Có nên ăn quá nhiều bún gạo lứt?
Nếu ăn quá nhiều bún gạo lứt, bạn có thể gặp những vấn đề dưới đây: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá, khó tiêu, đầy hơi. .. Do đó, bạn chỉ nên ăn bún gạo lứt với liều lượng vừa đủ để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của mình.
Ngoài ra, khi thực hiện chế độ ăn đơn điệu, bạn sẽ có cảm giác nhàm chán. Vì vậy bạn cũng nên kết hợp bún gạo lứt với nhiều thực phẩm khác nhằm tăng tính đa dạng cho món ăn.
Nên ăn bún gạo lứt với số lượng như thế nào?
Theo chuyên gia, để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát cân nặng tốt, bạn chỉ nên ăn bún gạo lứt khoảng 2 – 3 lần/tuần. Bạn nên tập luyện thói quen ăn uống một cách khoa học, điều độ và để tránh nhàm chán, hãy kết hợp bún gạo lứt với nhiều món ăn đa dạng.
Cách bảo quản bún gạo lứt
Bạn không nên mua nhiều mà chỉ nên mua bún gạo lứt với số lượng vừa đủ. Đối với bún gạo lứt ăn liền, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa khoảng 2 – 3 ngày. Đối với bún gạo lứt sấy, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi không có ánh nắng mặt trời chiếu vào, râm mát.
Khi cần dùng, bạn chỉ cần làm nóng bún gạo lứt tươi hoặc bún khô với lò vi sóng hoặc chần trong nước sôi. Khi bạn bảo quản đúng cách, bún gạo lứt sẽ phát huy tối đa tác dụng.
Các món ngon với bún gạo lứt
Dưới đây là một số gợi ý các món ngon từ bún gạo lứt mà bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đổi vị cho bữa ăn:
1. Bún gạo lứt xào rau củ
- Nguyên liệu: Bún gạo lứt, cà rốt, bông cải xanh, nấm, đậu phụ, tỏi, hành lá, gia vị (muối, tiêu, xì dầu).
- Cách làm:
- Luộc bún gạo lứt cho chín tới, vớt ra để ráo.
- Phi thơm tỏi, cho rau củ và đậu phụ vào xào chín.
- Thêm bún vào đảo đều với gia vị cho thấm.
- Dọn ra đĩa, thêm hành lá và hạt tiêu để tăng hương vị.
- Thành phẩm: Món bún xào thanh đạm, nhiều màu sắc, hấp dẫn, phù hợp cho người ăn chay hoặc muốn giữ dáng.
2. Bún gạo lứt trộn thịt bò
- Nguyên liệu: Bún gạo lứt, thịt bò, xà lách, cà chua bi, dưa leo, lạc rang, hành phi.
- Cách làm:
- Luộc bún gạo lứt, sau đó để ráo.
- Thịt bò thái mỏng, ướp với tỏi, tiêu, nước tương, xào nhanh trên lửa lớn.
- Chuẩn bị rau sống và rau củ, sau đó trộn đều bún với rau, thịt bò, thêm nước sốt chua ngọt.
- Rắc lạc rang, hành phi lên trên để tăng vị giòn bùi.
- Thành phẩm: Món bún trộn đậm đà, đầy đủ dinh dưỡng với vị ngọt của thịt bò và sự thanh mát của rau.
Trên đây, Vườn Dinh Dưỡng đã giúp bạn giải đáp được tất tần tật những thắc mắc về bún gạo lứt có tác dụng gì và các câu hỏi thường gặp liên quan đến bún gạo lứt. Nhanh tay theo dõi fanpage của Vườn Dinh Dưỡng để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!